Từ năm 2013, nắm bắt được xu hướng phát triển của điện toán đám mây, FAST đã nghiên cứu thành công và cho ra mắt phần mềm kế toán trên nền tảng này – Fast Accounting Online (FAO). Đây là phân mềm kế toán đầu tiên tại Việt Nam được phát triển trên nền đám mây.
Việc phát triển thành công phiên bản phần mềm kế toán trên nền tảng công nghệ mới đã mang lại nhiều lợi ích trong quản trị dữ liệu kế toán tài chính doanh nghiệp. Đây là xu hướng mà thế giới cũng như các phần mềm khác đã ứng dụng thành công nên chắc chắn trong tương lai phần mềm sẽ được ứng dụng rộng khắp nhờ các tiện ích cũng như lợi thế chi phí phí ứng dụng của sản phẩm.
Sau khi ra mắt sản phẩm FAST tiếp tục nghiên cứu để đưa phần mềm này vào ứng dụng đào tạo tại các trường đại học. Việc đưa sản phẩm phần mềm trên nền công nghệ mới vào giáo dục là một bước đệm giúp sinh viên sau khi ra trường nhanh chóng tiếp cận với nghiệp vụ quản lý trên nền công nghệ tiên tiến, tránh tụt hậu khi ra trường. Do đó, đây là bước đi đúng đắn của những nhà quản lý đào tạo.
Vậy sản phẩm có những công năng, tiện ích nào để hỗ trợ quá trình học tập, giảng dạy?
Trước hết nói về công nghệ, đó là lợi thế làm việc online (trực tuyến). Người sử dụng (giáo viên/học viên) chỉ cần một thiết bị có kết nối internet là có thể đăng nhập học tập, làm việc, dù ở bất cứ khi nào, ở đâu.
Về nghiệp vụ, ngoài những chức năng nghiệp vụ vốn có của phần mềm kế toán, phiên bản dành cho đào tạo có thêm các công năng sau:
- Khả năng quản lý sinh viên đào tạo theo lớp, trường, quản lý online linh động dành cho nhà quản lý đào tạo, giáo viên.
- Sản phẩm vừa có thể giúp sinh viên thực hành đơn lẻ, vừa có thể làm bài tập nhóm theo đúng mô hình phòng kế toán ảo, với chức năng phân quyền cho từng vị trí.
- Có nhiều cơ sở dữ liệu để giúp sinh viên làm nhiều bài tập thực hành.
- Có cơ sở dữ liệu thi riêng và các công cụ khóa sổ, khóa tài khoản sử dụng trong quá trình thi thực hành.
Tính đến tháng 6 năm 2015 FAST đã đưa phần mềm ứng dụng tại hơn 50 trường đại học, cao đẳng, TCCN và đơn vị đào tạo khắp cả nước, tiêu biểu như:
- Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
- Đại học Công nghiệp, Hà Nội
- Đại học Thăng Long, Hà Nội
- Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
- Đại học Phan Châu Trinh, Quảng Nam
- Đại học Sư phạm Kỹ Thuật, TPHCM
- Đại học Tôn Đức Thắng, TPHCM
- Đại học Cần Thơ
- …
Cùng trao đổi với Ông Nguyễn Duy Hiển – TP Marketing FAST tại Hà Nội, người có kinh nghiệm thực tế trong việc áp dụng công nghệ đám mây mà cụ thể ở đây là Phần mềm FAO vào giáo dục:
PV: Thưa anh, đối với các đơn vị hiện áp dụng FAO vào đào tạo có đạt được những kỳ vọng như mong đợi?
Ông Duy Hiển: Việc áp dụng FAO vào giáo dục không chỉ được FAST kỳ vọng mà cũng được chính các đơn vị đào tạo kỳ vọng rất nhiều. Thực tế, một số trường đại học, cao đẳng có số sinh viên thực hành mỗi kỳ lên đến hàng ngàn sinh viên đã đáp ứng kỳ vọng này. Cụ thể:
- Đơn vị đào tạo, giảng viên tiết kiệm được rất nhiều chi phí cũng như thời gian do sản phẩm FAO không phải cài đặt, ứng dụng mọi lúc mọi nơi qua trình duyệt web nên đầu tư phần cứng, hệ thống rất đơn giản, tiết kiệm.
- Quá trình cập nhật (update) phần mềm được thực hiện online và miễn phí hoàn toàn từ nhà cung cấp giúp việc xử lý đơn giản hơn, tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cả giảng viên và sinh viên.
- Các nghiệp vụ quản lý sinh viên thực hành, thi, chấm thi cũng giúp quá trình đào tạo diễn ra thuận lợi hơn nhiều so với sản phẩm truyền thống.
PV: Anh có thể cho biết những kỳ vọng của anh trong tương lai đối với việc này?
Ông Duy Hiển: Việc áp dụng FAO vào giáo dục là một hướng đi đúng đắn của các trường, đơn vị đào tạo, trong tương lai, khi sinh viên ra trường sẽ trang bị cho mình những kiến thức phù hợp với xu hướng, tiếp cận dễ dàng với công nghệ hiện đại mà không bị tụt hậu. không chỉ giúp ích trong sự nghiệp của chính các sinh viên đó mà giúp cho các doanh nghiệp tuyển dụng giảm bớt một phần quá trình tái đào tạo trước khi sử dụng nhân sự.
Hình ảnh về việc ký kết hợp tác đào tạo tại một số trường đại học/đơn vị đào tạo
Phóng viên đã có buổi trò chuyện ghi nhận những ý kiến phản hồi trực tiếp từ các giảng viên trực tiếp giảng dạy phần mềm tại các trường Đại học trong thời gian vừa qua.
PV: Xin Quý Thầy/Cô có thể cho lý do để Quý Trường lựa chọn FAO là phần mềm làm giáo cụ đào tạo?
Ths. Nguyễn Phương Linh – Giảng viên Viện Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: Công ty FAST cũng như phần mềm FAO là một trong những công ty cung cấp phần mềm kế toán lớn hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm, không chỉ trong lĩnh vực nghề nghiệp, mà còn cả lĩnh vực chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo, nên lãnh đạo 2 Viện là Viện Công nghệ Thông tin Kinh tế và Viện Kế toán – Kiểm toán của trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thống nhất lựa chọn Quý công ty FAST là đối tác cung cấp phần mềm kế toán FAO để sử dụng làm công cụ đào tạo.
Ths. Mai Thanh Thuỷ – Giảng viên Bộ môn Kến toán, Khoa Kinh tế – Quản lý, trường Đại học Thăng Long, Hà Nội: Nhà trường nói chung và Bộ môn Kế toán nói riêng đã có thời gian hợp tác lâu dài với FAST và tin tưởng các sản phẩm của Quý Công ty. FAST cũng là một thương hiệu đã xuất hiện lâu năm trên thị trường, sản phẩm của FAST chiếm thị phần khá lớn, được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nên việc dùng phần mềm của FAST để giảng dạy trong nhà trường sẽ tạo thuận lợi cho sinh viên khi ra trường.
Phiên bản FAO của FAST là một phiên bản mới với nhiều tính năng vượt trội, có nhiều hỗ trợ cho việc đào tạo tại nhà trường. Sản phẩm có chức năng quản lý lớp học, giáo viên có thể kiểm tra phần thực hành của sinh viên bất cứ lúc nào. Phiên bản FAO cũng rất linh hoạt, người dùng có thể làm việc trên giao diện phần mềm bất cứ thời gian nào, tại bất cứ địa điểm nào có kết nối internet, không mất thời gian cho việc sao lưu dữ liệu khi chuyển đổi từ máy tính này sang máy tính khác. Đội ngũ nhân viên của FAST cũng luôn nhiệt tình hỗ trợ nhà trường trong quá trình ứng dụng phiên bản FAO vào đào tạo.
Thạc sĩ Minh Hạnh – Phó khoa Kinh tế trường Đai học Phan Châu Trinh, Quảng Nam: Có 4 lý do mà nhà trường lựa chọn phần mềm đưa vào giảng dạy:
- Giảng viên đã từng sử dụng FAST trong giảng dạy trước đây.
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
- Không mất thời gian cài đặt và update (cập nhật) mỗi lần nâng cấp.
- Doanh nghiệp sử dụng Phần mềm FAST tương đối nhiều.
PV: Sau một thời gian sử dụng, Quý Thầy/Cô có thể đánh giá những công năng của sản phẩm?
Ths. Nguyễn Phương Linh: Phần mềm đã hỗ trợ tốt công tác giảng dạy, thuận tiện cho cả người dạy và người học. Phần mềm chia thành các phân hệ rõ ràng, trong từng phân hệ lại phân chia thành từng chức năng và thống nhất trong tất cả các phân hệ. Với những lý do này, người học chỉ cần nắm được nguyên tắc chung của một phân hệ là đã có thể sử dụng được hầu hết các chức năng của các phân hệ khác nhau của phần mềm kế toán. Không gian thực hành gồm 6 đơn vị nên cũng thuận tiện cho người học thực hành.
Ths. Mai Thanh Thuỷ:
- Đối với người dạy:
- Dễ dàng kiểm tra được mức độ hoàn thành bài tập của sinh viên.
- Dễ dàng quản lý số lượng sinh viên tham gia lớp học, tránh được trường hợp sinh viên không đăng ký học vẫn vào học trong lớp.
- Phần mềm được xây dựng trên nền tảng web, giao diện phần mềm có thể phóng lớn để sinh viên dễ dàng quan sát các thao tác của giảng viên trên phần mềm.
- Đối với người học:
- Không phải sao chép dữ liệu, dùng một dữ liệu thống nhất khi thực hiện phần bài tập thực hành ở nhà và trên lớp.
- Có thể sử dụng các thiết bị như iPad, Tablet… để sử dụng phần mềm mà không nhất thiết phải có máy tính xách tay hay máy tính để bàn.
- Giao diện dễ sử dụng và các chứng từ, sổ sách in ra rõ ràng, đẹp mắt, thuận tiện cho việc đối chiều số liệu.
Th.s Minh Hạnh:
- Dễ nhập, kết xuất và xem dữ liệu
- Thuận tiện trong báo cáo.
Một số hình ảnh đào tạo thực tế tại các trường Đại học/Đơn vị đào tạo
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội được Quý Thầy/Cô nêu trên, phần mềm kế toán FAO dành cho đào tạo còn có những hạn chế nhất định:
Một số thao tác xóa dữ cơ sở dữ liệu và xóa danh mục sinh viên của các lớp học kỳ cũ thủ công. Hai phần này hiện chưa có chức năng chọn xóa đồng loạt mà đang phải thao tác xóa từng bản ghi một. Trong khi số lượng sinh viên học mỗi kỳ có thể lên đến hơn 500 sinh viên, tương ứng phải thực hiện tới hơn 1.000 thao tác cho một công việc này. Vấn đề này gây mất thời gian và dễ dàng thiếu sót, nhầm lẫn. Những hạn chế trên sẽ được FAST khắc phục trong thời gian tới.
Việc đưa sản phẩm phần mềm điện toán đám mây FAO vào đào tạo tại các trường đại học là một thành công bước đầu của FAST trong việc giúp các bạn sinh viên làm quen với hệ thống quản lý của doanh nghiệp, tiếp cận công nghệ mới. FAST hy vọng sẽ tiếp tục phát triển, và trong tương lai sẽ đưa phần mềm FAO đào tạo rộng rãi đến tất cả trường đại học trên khắp cả nước.
UyênHNP
Công ty FAST, 31/8/2015