Báo cáo thuế là gì? Loại báo cáo và thời hạn nộp báo cáo thuế

22/08/2023

18/07/2023

58

Báo cáo thuế là một trong những nghiệp vụ của bộ phận kế toán mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện thường xuyên và định kỳ. Báo cáo thuế là gì? Gồm những loại nào? Thời hạn nộp báo cáo thuế là khi nào? Tất cả những câu hỏi này sẽ được CÔNG TY PHẦN MỀM FAST giải đáp chi tiết thông qua nội dung dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

bao-cao-thue-1.jpg

Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là gì?

Báo cáo thuế là hoạt động kê khai các hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào được phát sinh trong quá trình mua hàng hay mua dịch vụ và các hóa đơn bán hàng do chính đơn vị phát hành là thuế Giá trị gia tăng đầu ra.

Báo cáo thuế được xem là cầu nối để cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Vì vậy, việc nắm rõ và chính xác các quy định của pháp luật về báo cáo thuế như là: Các loại tờ khai thuế doanh nghiệp cần nộp, thời hạn để nộp tờ khai thuế và thời gian để nộp tiền thuế của doanh nghiệp khi có phát sinh là vấn đề rất cần thiết.

Các loại báo cáo thuế phải nộp

Quyết định 1898/QĐ-BTC ban hành ngày 25-09-2019 công bố danh mục chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ tài chính. Theo đó Báo cáo thuế là một trong những báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính.

bao-cao-thue-2.jpg

Các loại báo cáo thuế

Dưới đây là tên 8 loại báo cáo thuế, tần suất và hình thức báo cáo.

Báo cáo Tần suất Hình thức
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn 3 tháng Điện tử + Giấy
Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thu phí, lệ phí 3 tháng Điện tử + Giấy
Báo cáo tình hình sử dụng tem rượu sản xuất trong nước 3 tháng Điện tử + Giấy
Báo cáo nhận in/cung cấp phần mềm tự in hóa đơn 3 tháng Điện tử + Giấy
Báo cáo về việc truyền hóa đơn điện tử 6 tháng Điện tử + Giấy
Báo cáo nhận in/cung cấp phần mềm tự in biên lai/cung cấp giải pháp biên lai điện tử 6 tháng Điện tử + Giấy
Bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 3 tháng Giấy
Bảng kê thanh toán biên lai 3 tháng Giấy

Thời hạn nộp báo cáo thuế trực tiếp

Hạn nộp các loại báo cáo thuế gồm các loại tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Thời hạn nộp báo cáo thuế được chia theo các giai đoạn như sau:

  • Thời hạn nộp báo cáo thuế tháng: Chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo liền kề.
  • Thời hạn nộp báo cáo thuế quý: Chậm nhất là vào ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo liền kề.
  • Thời hạn nộp báo cáo thuế năm: Chậm nhất là vào ngày 30-01 của năm sau liền kề.
  • Doanh nghiệp kê khai thuế theo từng lần phát sinh: Chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh.
  • Tờ khai quyết toán thuế năm: Chậm nhất là vào ngày thứ 90 tính kể từ ngày kết thúc của năm tài chính. Trong trường hợp doanh nghiệp có chia tách, sáp nhập hoặc hợp nhất, có chuyển đổi hình thức sở hữu, bị giải thể, bị chấm dứt hoạt động thì thời hạn nộp báo cáo thuế chậm nhất là vào ngày thứ 45 tính kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định.

Cách làm báo cáo thuế

Ngoại trừ kỳ báo cáo thuế bất thường thì bộ báo cáo thuế theo tháng và theo quý gồm các loại thuế có phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

bao-cao-thue-3.jpg

Cách làm báo cáo thuế

Cách làm báo cáo thuế GTGT

Cách làm báo cáo thuế GTGT được thực hiện theo 2 phương pháp: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

  • Cách làm báo cáo thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
    • Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT.
    • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 01-1/GTGT.
    • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT.
    • Các loại phụ lục khác (nếu có).
  • Cách làm báo cáo thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
    • Trực tiếp theo GTGT: Thực hiện làm tờ khai thuế GTGT theo yêu cầu của mẫu số 03/GTGT.
    • Trực tiếp theo doanh thu: Thực hiện làm tờ khai thuế GTGT theo yêu cầu của mẫu số 04/GTGT.
    • Bảng kê các hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra theo mẫu số 04-1/GTGT.

Cách làm báo cáo thuế TNCN

Các báo cáo thuế TNCN gồm có:

  • Tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 02/KK-TNCN (dành cho các doanh nghiệp trả tiền lương).
  • Tờ khai thuế TNCN theo mẫu số 03/KK-TNCN (dành cho doanh nghiệp thực hiện trả đầu tư vốn hoặc chuyển nhượng chứng khoán).

Lưu ý: Chỉ thực hiện kê khai thuế TNCN theo tháng nếu trong tháng đó có phát sinh số tiền thuế TNCN thì phải nộp >50 triệu đồng, nếu không có phát sinh thì không nộp tờ khai. Bên cạnh đó, tờ khai theo mẫu 01/KK-TNCN và tờ khai mẫu 01/KK-SK áp dụng đối với từng loại hình doanh nghiệp hay từng hình thức kinh doanh phù hợp.

Những điều cần lưu ý khi làm báo cáo thuế

Trong quá trình làm báo cáo thuế, doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy sắp xếp các hóa đơn theo trình tự ngày tháng.
  • Khi thực hiện hạch toán vào phần mềm kế toán, người thực hiện phải phân biệt được đâu là hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản, công cụ – dụng cụ.
  • Khi lưu trữ hóa đơn hoặc chứng từ nên photo để tránh trường hợp bị mất dữ liệu.
  • Kê khai cẩn thận và khi thực hiện xong cần kiểm tra lại.
  • Đối với báo cáo thuế tháng nên thực hiện hạch toán trên phần mềm kế toán và kiểm tra, chỉnh sửa trước khi cho ra dữ liệu và tiến hành nộp tờ khai.
  • Xử lý các vấn đề có liên quan đến tài khoản trong bảng cân đối kế toán.
  • Quyết toán thuế TNDN trước để so sánh với sự chênh lệch số liệu thuế TNDN. Qua đó tạo bút toán để xử lý phần chênh lệch thuế TNDN rồi mới kết chuyển và lập báo cáo tài chính.
  • Báo cáo thuế hàng tháng nên thực hiện các vấn đề liên quan như: Thuế, chi phí, lợi nhuận,… để cuối năm không bị quá tải khi lập báo cáo tài chính.

Lý do nên sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting Online

Để hỗ trợ cho công việc báo cáo thuế, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting Online. Các thông tin liên quan đến thuế GTGT đầu vào, đầu ra được tập hợp trực tiếp tại các phân hệ kế toán tiền, kế toán bán hàng, mua hàng… và được tổng hợp lên số liệu báo cáo tại phân hệ này.

Ngoài ra, chương trình cũng cho phép người dùng cập nhật các thông tin thuế GTGT đầu vào, đầu ra tách biệt với các phân hệ liên quan.

>> Xem thêm: Phân hệ kế toán tổng hợp

bao-cao-thue-4.jpg

Các lý do nên sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting Online

Lý do nên sử dụng phần mềm này, bởi vì:

  • Fast Accounting Online được phát triển trên nền tảng web, cho phép truy cập, làm việc mọi lúc, mọi nơi và đối với bất kỳ thiết bị nào (anytime, anywhere, from any device).
  • Chi phí đầu tư ban đầu và mở rộng khi cần, chi phí vận hành thấp hơn và giảm đáng kể trong tổng chi phí sở hữu.
  • Fast Accounting Online có tốc độ xử lý số liệu cực nhanh và có nhiều tính năng thông minh do được thiết kế và lập trình với mục tiêu để làm việc với dữ liệu lớn của các doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều giao dịch và yêu cầu về quản trị rất cao.

Trên đây là những thông tin về báo cáo thuế là gì, các loại báo cáo thuế phải nộp và thời hạn nộp báo cáo thuế. Để được tư vấn thêm về mẫu báo cáo thuế và phần mềm kế toán Fast Accounting Online doanh nghiệp vui lòng liên hệ với CÔNG TY PHẦN MỀM FAST qua thông tin sau:

  • Văn phòng tại Hà Nội:  (024) 7108-8288.

  • Văn phòng tại TPHCM: (028) 7108-8788.

  • Văn phòng tại Đà Nẵng: (0236) 381-0532.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *