Báo cáo tài chính là gì? 4 loại báo cáo thường gặp nhất

23/08/2023

22/08/2023

79

Mỗi năm, các doanh nghiệp đều phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền trước thời hạn quy định. Vậy báo cáo tài chính là gì? Có những loại báo cáo nào thường gặp nhất hiện nay? CÔNG TY PHẦN MỀM FAST sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Báo cáo tài chính là gì?

bao-cao-tai-chinh-la-gi-1.jpg

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tình hình tài chính là gì? Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Kế toán số 88/2015/QH13: “Báo cáo tài chính (BCTC) là tổng hợp những báo cáo về hệ thống thông tin kinh tế, tình hình tài chính kinh doanh của doanh nghiệp, được trình bày theo mẫu biểu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”.

Nói cách khác, BCTC là công cụ để trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Theo pháp luật, tất cả các doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phải lập BCTC năm. Đối với các công ty (tổng công ty) có đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm thì họ còn phải BCTC tổng hợp vào cuối kỳ kế toán năm, dựa trên BCTC của đơn vị trực thuộc.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trực thuộc Nhà nước và doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì ngoài việc làm BCTC năm thì phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý IV).

Phân tích báo cáo tài chính là gì?

Là quá trình phân chia, phân loại hệ thống chỉ tiêu phản ánh trên BCTC theo nhiều hướng khác nhau, sau đó sử dụng các kỹ thuật liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp để cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho quản lý.

Các chỉ tiêu tài chính trên BCTC gồm như: Tài sản (TS), nguồn vốn, vốn chủ sở hữu (VCSH),… có từ “Bảng cân đối kế toán”. Chỉ tiêu doanh thu bán hàng, lợi nhuận… có từ “Báo cáo kết quả kinh doanh”. Chỉ tiêu ROA, ROE, ROS… là nguồn thông tin có từ BCTC cung cấp.

Phân tích BCTC chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp là đưa ra các quyết định theo những mục tiêu khác nhau.

bao-cao-tai-chinh-la-gi-2.jpg

Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Ý nghĩa của báo cáo tài chính là gì?

BCTC có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý doanh nghiệp cũng như đối với cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Nó được thể hiện như sau:

  • BCTC là căn cứ quan trọng trong việc nghiên cứu, phân tích và phát hiện những khả năng tiềm tàng. Đồng thời cũng là căn cứ quan trọng đề đưa ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của các nhà đầu tư, chủ sở hữu, các chủ nợ ở hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

  • BCTC là những báo cáo được trình bày tổng quát, phản ánh tổng quan nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

  • BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp và là căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư, hội đồng quản trị doanh nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

bao-cao-tai-chinh-la-gi-3.jpg

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Mục đích của báo cáo tài chính là gì?

BCTC dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC cung cấp những thông tin của doanh nghiệp về:

  • Tài sản.

  • Nợ phải trả.

  • Vốn chủ sở hữu.

  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác.

  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

  • Các luồng tiền.

Ngoài những thông tin trên, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm mục đích giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên BCTC tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày BCTC.

Các loại báo cáo tài chính thường gặp của doanh nghiệp

BCTC được lập bởi các kế toán viên nhằm mục đích đưa ra những quyết định có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Căn cứ vào mục đích sử dụng của BCTC, có thể chia thành 4 loại phổ biến như sau:

bao-cao-tai-chinh-la-gi-4.jpg

Các loại báo cáo tài chính của doanh nghiệp

Báo cáo kết quả kinh doanh

Là loại báo cáo thể hiện các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của tổ chức, doanh nghiệp và thể hiện hoạt động của đơn vị trong một giai đoạn cụ thể như tháng/quý/năm.

Loại báo cáo này mang tính chất độc lập, cho thấy kết quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể được tính theo công thức: Doanh thu và thu nhập trừ đi chi phí. Nếu phần chi phí nhỏ hơn doanh thu và thu nhập thì đơn vị đó sẽ thu được lãi.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Là loại báo cáo thể hiện việc tổ chức, doanh nghiệp đã tạo ra và sử dụng dòng tiền như thế nào trong một kỳ nhất định.

Nói cách khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy một cách cụ thể về hoạt động vào – ra của các dòng tiền trong một kỳ với 3 hoạt động sau: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Là loại báo cáo thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ nhất định một cách ngắn gọn và cụ thể nhất.

Theo đó, vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm:

  • Tăng do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ.

  • Giảm do chủ sở hữu rút vốn hoặc từ lỗ thuần trong kỳ.

Bảng cân đối kế toán

bao-cao-tai-chinh-la-gi-5.jpg

Mẫu bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: Nguồn vốn và tài sản, liệt kê cụ thể về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty vào một thời điểm (ngày), cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Cụ thể:

  • Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán.

  • Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán.

Cách phân tích báo cáo tài chính

Cách phân tích báo cáo tài chính bao gồm 3 bước đơn giản sau:

bao-cao-tai-chinh-la-gi-6.jpg

Cách phân tích báo cáo tài chính

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của doanh nghiệp

Kiểm tra hồ sơ về tình hình tài chính của doanh nghiệp của chủ đầu tư gửi đến có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho công tác thẩm định không?

Kiểm tra tính pháp lý của BCTC: Có đủ số lượng báo cáo không? Có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền không và báo cáo có được kiểm toán?

Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Cụ thể như:

  • Số vốn điều lệ thực góp của công ty gồm: Vốn bằng tiền mặt, vốn bằng tài sản.

  • Khả năng sử dụng nguồn vốn của chủ sở hữu để tham gia góp vốn thực hiện dự án/phương án sản xuất – kinh doanh.

  • Tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính.

Bước 3: Tổng hợp tình hình tài chính của doanh nghiệp

Bước này giúp đưa ra nhận định chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào (tốt hay xấu), khả năng điều hành hoạt động kinh doanh ra sao, có khả năng về vốn để thực hiện dự án hay không?

Giới thiệu phần mềm kế toán hiệu quả hiện nay

Để tiết kiệm thời gian, công sức cho kế toán viên khi thực hiện công việc lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp thì phải sử dụng phần mềm kế toán. Một trong những phần mềm được nhiều doanh nghiệp lựa chọn là Fast Accounting Online (FAO). Đây là phần mềm kế toán đầu tiên sử dụng công nghệ đám mây, không cần cài đặt, có thể sử dụng trên mọi trình duyệt web, không phụ thuộc vào hệ điều hành và chạy được trên nhiều thiết bị thông minh như máy tính, laptop, máy tính bảng và điện thoại.

bao-cao-tai-chinh-la-gi-7.jpg

Phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây

Bên cạnh đó nó còn sở hữu nhiều tính năng nổi bật như sau:

  • Chi phí sử dụng thấp chỉ từ 146.000 VND/tháng với kỳ thanh toán linh hoạt (6 tháng, 1 năm, 18 tháng, 2 năm…) giúp người sử dụng đăng ký mua tùy thích theo tình hình tài chính.
  • Trong quá trình sử dụng, doanh nghiệp không mất thêm bất kỳ khoản phí phát sinh nào đến từ update, sửa lỗi, bảo trì…tất cả đều thực hiện tự động qua internet và hoàn toàn miễn phí.
  • Phần mềm sử dụng hoàn toàn online trên trình duyệt web nên doanh nghiệp không phải lo lắng về đầu tư cơ sở hạ tầng, máy chủ.
  • Thiết kế dữ liệu phân mảnh giúp FAO có tốc độ nhanh và không bị giảm dần theo thời gian sử dụng.
  • Chế độ phân quyền nhiều lớp, bảo mật bằng công nghệ SSL (công nghệ các Ngân hàng đang sử dụng để bảo vệ giao dịch online) nên dữ liệu rất an toàn đối với doanh nghiệp.
  • Thừa hưởng tính đầy đủ trong nghiệp vụ của sản phẩm Fast Accounting truyền thống với 10 phân hệ đáp ứng toàn bộ quy trình hạch toán của doanh nghiệp từ dịch vụ, thương mại đến xây lắp và sản xuất, liên tục được update các chuẩn mực, thông tư mới của Bộ tài chính, Tổng cục thuế…
  • Sản phẩm kết nối với HTKK (hỗ trợ kê khai) hỗ trợ người dùng nộp thuế qua mạng tiện lợi, sản phẩm cũng đã được kết nối với hóa đơn điện tử Fast e-Invoice của FAST và các nhà cung cấp hóa đơn điện tử phổ biến trên thị trường.
  • Cung cấp hệ thống sổ sách, chứng từ, nghiệp vụ đầy đủ theo chuẩn mực, Thông tư Nhà nước.
  • Hơn 300 báo cáo quản trị, phân tích nhiều chiều theo nhu cầu của doanh nghiệp ở nhiều góc độ.

Do đó, nếu có nhu cầu sử dụng phần mềm kế toán cho doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với CÔNG TY PHẦN MỀM FAST để nhân viên hỗ trợ tư vấn và báo giá chi tiết.

Trên đây là những chia sẻ về báo cáo tài chính là gì. Hy vọng qua bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp người đọc giải đáp được các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *